Khi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, nhiều cá nhân chưa biết đến đâu để thực hiện, hồ sơ bao gồm những gì và cách thức nhận tiền như thế nào? Dưới đây là những thông tin không thể bỏ qua về bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 mà người lao động cần nắm rõ.
Vai trò, chức năng của bảo hiểm thất nghiệp Quận 12
Chi nhánh BHTN tại quận 12 đóng vai trò là một cơ quan chức năng riêng biệt, thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như sau:
Nhiệm vụ và chức năng của trung tâm dịch vụ việc làm quận 12
Địa chỉ bảo hiểm thất nghiệp quận 12
Trung tâm bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 cũng chính là trung tâm dịch vụ việc làm tại quận 12 nơi chuyên trách tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực việc làm cho người lao động bao gồm:
Tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Giải quyết hỗ trợ học nghề; từ vấn việc làm mới;
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi và chuyển đến);
Người lao động khi có yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp cần liên hệ với trung tâm BHTN quận 12 tại Trường Trung cấp bách khoa Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: số 802 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trưởng chi nhánh: Ông - Võ Văn Năm.
Số điện thoại bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 0283 7153 288
Cổng thông tin điện tử Việc làm thành phố Hồ Chí Minh - http://vieclamhcm.net/
Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại quận 12 ở đâu?
Theo quy định, trong vòng 3 tháng kể từ ngày kết thúc hợp đồng làm việc, nếu người lao động chưa có việc làm mới, và có nhu cầu muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lên cơ quan bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền mà đơn vị bảo hiểm trả cho người lao động. Khoản tiền này có thể hỗ trợ người lao động một phần để giải quyết khó khăn trước mắt, trang trải cuộc sống trong khi tìm kiếm việc làm tiếp theo.
Hiện nay, với những người lao động đang sống và làm việc tại khu vực Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, khi có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp, có thể gửi hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đến Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12.
Giờ làm việc bảo hiểm thất nghiệp quận 12
Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp quận 12 là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành Phố. Vậy nên lịch làm việc của BHTN quận 12 sẽ tuân thủ theo giờ hành chính Nhà nước.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp quá tải hồ sơ, trung tâm vẫn sẽ tiếp nhận giải quyết chế độ BHTN vào sáng thứ 7.
Quyền hạn của BHTN quận 12
Ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật
Khai thác thông tin về lao động, việc làm, dạy nghề
Phát hành ấn phẩm, đăng tải thông tin về thị trường lao động theo quy định pháp luật.
Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về tình trạng việc của người lao động do trung tâm giới thiệu.
Thu phí theo quy định của pháp luật về phí
Tự chủ nguồn tài chính theo quy định
Tuyển dụng, quản lý cán bộ, công nhân viên và người lao động theo quy định pháp luật.
Nhiệm vụ, chức năng BHTN quận 12
Tư vấn ngành nghề phù hợp với chuyên môn, khả năng, nguyện vọng cho người lao động.
Tư vấn việc làm phù hợp với khả năng, kinh nghiệm, trình độ của người lao động, tư vấn kỹ năng tìm việc, phỏng vấn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo nhu cầu.
Tư vấn cho người sử dụng lao động các vấn đề về tuyển dụng lao động, quản trị và phát triển nguồn nhân lực, để nâng cao năng suất lao động.
Tư vấn chính sách pháp luật liên quan đến việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động.
Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm cho người sử dụng lao động.
Tuyển lao động thông qua hình thức thi tuyển để chọn lựa những người đáp ứng đủ yêu cầu.
Giới thiệu, cung ứng lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.
Phân tích và dự báo về tình hình thị trường lao động.
Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm, đào tạo kỹ năng dạy nghề theo quy định.
Hỗ trợ người lao động chuyển từ ngành nghề này sang ngành nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc hoặc hỗ trợ khác theo quy định.
Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về lao động việc làm.
Phối hợp thực hiện các chương trình việc làm theo kế hoạch của Sở lao động thương binh và xã hội theo định kỳ.
Đảm bảo thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thực hiện dịch vụ lao động cho các văn phòng đại diện, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở lao động thương binh và xã hội.
Thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định pháp luật.
Thủ tục hưởng trợ cấp tại bảo hiểm thất nghiệp quận 12
Như đã đề cập, người lao động sinh sống, cư trú tại quận 12 HCM khi có yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể nộp hồ sơ đến trung tâm BHTN gần nhất. Các bước thực hiện thủ tục hưởng như sau:
Quy trình, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại BHTN quận 12
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, nếu chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động nộp hồ sơ rút BHTN đến trung tâm BHTN quận 12 để được giải quyết.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động nếu chưa tìm được việc làm thì trung tâm sẽ xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm ra quyết định chi trả trợ cấp kèm theo sổ BHXH có xác nhận cho người lao động.
Trường hợp người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp, thì trung tâm sẽ thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do.
Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3: Nhận tiền chi trả trợ cấp
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi có quyết định duyệt chi, cơ quan BHXH địa phương thực hiện chi trả trợ cấp cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.
Tiếp đó, hàng tháng, cơ quan BHXH sẽ chi trả trợ cấp trong vòng 12 ngày, kể từ ngày hưởng trợ cấp tháng đó nếu vẫn không nhận được quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp của NLĐ.
Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của người lao động
Hàng tháng, người lao động đang hưởng trợ cấp phải đến trung tâm BHTN quận 12 để thông báo về tình trạng việc làm theo đúng lịch hẹn kèm theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy người lao động đăng ký và nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại chi nhánh của Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 12 sẽ thực hiện các thủ tục liên quan tại đơn vị này theo 04 như trên. Đối với người lao động tại các địa phương khác quy trình thực hiện thủ tục rút bảo hiểm thất nghiệp cũng được thực hiện tương tự.
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo quy trình chuẩn nhất về thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp năm 2022 TẠI ĐÂY
Trên đây, Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhấ liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp quận 12. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho quý độc giả khi tìm hiểu về cơ quan này.
Nghỉ khám thai, người lao động sẽ được hưởng chế độ nếu cung cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) chuẩn.
Mẫu giấy nghỉ khám thai hưởng chế độ BHXH chuẩn nhất
Nhiều lao động nữ xin nghỉ việc để đi khám thai, nhưng lại không biết rằng, mình sẽ được hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội (BHXH). Dưới đây là mẫu giấy nghỉ khám thai chuẩn để hưởng chế độ BHXH.
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ khám thai hưởng BHXH
Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định cụ thể mẫu giấy nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu lao động nữ nộp giấy nghỉ hưởng BHXH khác mẫu trên, cơ quan BHXH sẽ từ chối hồ sơ đề nghị hưởng chế độ khám thai.
Ở đâu cấp giấy chứng nhận nghỉ khám thai hưởng chế độ BHXH chuẩn nhất?
Không ít lao động nữ chưa biết ở đâu giấy chứng nhận nghỉ khám thai hưởng chế độ BHXH chuẩn nhất?
Nghỉ khám thai, người lao động sẽ được hưởng chế độ nếu cung cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội chuẩn
Theo Khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, nơi cấp giấy nghỉ khám thai hưởng BHXH cho người lao động phải:
- Do cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp và được người hành nghề làm việc tại cơ sở đó được ký vào giấy chứng nhận;
- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được phê duyệt của cơ sở khám, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận.
- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Khi khám thai sẽ được cấp mấy tờ giấy nghỉ khám thai hưởng BHXH?
"Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định", Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định.
Đồng thời, tại Điều 32 Luật BHXH năm 2014 cũng quy định, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
Như vậy, trong suốt thời gian mang thai, người lao động sẽ được cấp tối đa 5 tờ giấy nghỉ khám thai hưởng BHXH.