Dẫn Chứng Về Sự Phát Triển Của Công Nghệ

Dẫn Chứng Về Sự Phát Triển Của Công Nghệ

200 năm trước có ai nghĩ được chúng ta có thể trò chuyện với nhau trực tiếp với một người cách chúng ta nữa vòng trái đất, có ai tưởng tượng được chiếc máy ảnh sẽ như thế nào? Tất cả cứ như là những điều hoang tưởng ở thời điểm đó.

Xu hướng công nghệ năm 2024 có gì nổi bật?

Vào năm vừa qua, Open AI trình làng công nghệ sản phẩm trí tuệ nhân tạo với tên gọi Chat GPT. Điều này đã khiến nhiều ông lớn trong ngành công nghệ bắt tay vào phát triển và tạo ra các sản phẩm tích hợp AI, tương tự Chat GPT. Vì vậy, trong năm 2024 này sẽ có nhiều sản phẩm trí tuệ nhân tạo từ các thương hiệu lớn như Google, Microsoft, Alibaba được trình làng. Việc này sẽ giúp người dùng có nhiều cơ hội tiếp cận với các sản phẩm AI hơn.

Xu hướng tiếp theo là sản phẩm robot hình người, cho thấy sự phát triển của công nghệ thông tin đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đây là các mẫu nghiên cứu và chế tạo của những tập đoàn như Tesla, Xiaomi và một vài doanh nghiệp khác. Theo nhiều chuyên gia công nghệ, xu hướng phát triển mô hình robot như này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong năm 2024. Hiện, một số công ty tại Mỹ đã chế tạo số lượng lớn các đơn hàng và gửi cho các bên đặt hàng vào năm tới.

Trong công văn số 4833/BTTTT-CVT đưa ra, Việt Nam sẽ triển khai việc cắt sóng 2G chậm nhất vào tháng 9/2024. Điều này cho thấy tình hình phủ sóng mạng 5G đang dần trở nên rộng rãi và phổ biến tại nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Theo nhiều chuyên gia, năm 2024, mạng 5G sẽ là chuẩn kết nối chính cho người dùng, mở ra sự phát triển của công nghệ thông tin cho các ứng dụng IoT.

Công nghệ thông tin là ngành gì?

Hiểu đơn giản, công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là việc sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, lưu truyền và thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết. Mục đích của khối ngành khoa học tổng hợp này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới, sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền tảng khác nhau.

Theo đuổi ngành CNTT, người học sẽ được đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu về: Kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông, an toàn thông tin mạng,… Bên cạnh đó, người học còn được trang bị những kiến thức chuyên ngành liên quan đến kỹ năng nghiên cứu và phát triển phần mềm cùng với việc gia công, ứng dụng những mảng kiến thức về thiết kế, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính, các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính,…

Ngoài ra, mỗi một IT đều cần trang bị cho mình những kỹ năng khác như: Kỹ năng tư duy logic, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… đây cũng là những kỹ năng cần thiết để người học, người làm IT phát huy được hết khả năng, tố chất tiềm ẩn của mình.

Top 6 quốc gia có ngành công nghệ thông tin phát triển trên thế giới

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là cường quốc dẫn đầu trong ngành CNTT với thung lũng Silicon – nơi hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Microsoft, Meta, Google, Intel… Nước này cũng là ngôi nhà của nhiều trường đại học danh tiếng trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Ngành CNTT tại Hoa Kỳ không ngừng tiến bộ và mở rộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến thị trường công nghệ toàn cầu.

Hoa Kỳ là “cái nôi” của hàng loạt phát minh công nghệ hiện đại và sáng kiến thế kỷ (Ảnh: Internet)

Nhật Bản là một trong những quốc gia có ngành CNTT phát triển lâu đời và mạnh mẽ nhất thế giới. Nước này là quê hương của các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Sony, Panasonic, Fujitsu…

Nhật Bản đã không ngừng đổi mới và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, từ thiết bị điện tử tiêu dùng đến hệ thống tự động hóa công nghiệp. Chính phủ Nhật Bản không ngừng đẩy mạnh chiến lược ưu tiên đầu tư vào phát triển hạ tầng kỹ thuật số, đã mang về những thành quả lớn, không chỉ cho người dân Nhật bản mà còn cho cả thế giới.

Hàn Quốc nổi tiếng là quốc gia có ngành CNTT phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và viễn thông. Quốc gia này là quê hương của các công ty công nghệ khổng lồ như Samsung, Hyundai, LG…, nổi bật với các sản phẩm điện thoại thông minh và các thiết bị gia dụng tân tiến.

Hàn Quốc cũng là quốc gia tiên phong trong việc triển khai mạng 5G và đang có kế hoạch ra mắt công nghệ mạng di động 6G đầu tiên vào năm 2028. Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ mạnh mẽ cho các chương trình đầu tư CNTT và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa nước này trở thành trung tâm công nghệ quan trọng không chỉ ở Châu Á mà còn có sức ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu.

Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành cường quốc CNTT với hàng loạt những dấu ấn đậm nét, nước này đang có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến ngành công nghệ toàn cầu. Hàng loạt công ty công nghệ đình đám không thể không nhắc đến ở Trung Quốc như Huawei, Alibaba, Oppo…

Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ tiên tiến như ngành chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và siêu máy tính. Trung Quốc đang trên hành trình thực hiện khát vọng trở thành bá chủ thế giới ở lĩnh vực CNTT khi đang có tiềm năng kinh tế và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Công nghiệp chip bán dẫn là lĩnh vực đang phát triển thịnh vượng tại Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Vương Quốc Anh là trung tâm quan trọng của ngành CNTT tại châu Âu, với London được biết đến như một trung tâm tài chính và công nghệ toàn cầu. Ngành CNTT của Vương Quốc Anh rất phát triển trong lĩnh vực an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, với nhiều công ty chuyên về các giải pháp bảo vệ thông tin và quản lý rủi ro.

Singapore được biết đến là trung tâm CNTT phát triển nhanh chóng, được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của Châu Á. Thành phố này cũng là nơi tập trung của nhiều công ty công nghệ toàn cầu, làm cho quốc gia này trở thành một trung tâm sáng tạo công nghệ quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Sự phát triển của CNTT đã biến Singapore trở thành quốc gia thông minh và hiện đại trên thế giới (Ảnh: Internet)

Sự phát triển của CNTT không những mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ mà còn mở ra những cơ hội phát triển mới cho nhân loại trong kỷ nguyên số hóa. Để nắm bắt được tiềm năng to lớn này, việc đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển ngành CNTT là vô cùng quan trọng. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin để cập nhật thêm nhiều thông tin và giải pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

Có nên theo học ngành công nghệ thông tin?

Là một trong những ngành nghề “hot” kể cả ở hiện tại hay trong tương lai, CNTT có gì mà nhiều người lại lựa chọn theo học và làm việc:

– Cơ hội việc làm: Công nghệ thông tin hiện nay đang là một trong những ngành được Việt Nam chú trọng đầu tư, phát triển. Với sự phát triển từng ngày thì gần như các từ các tổ chức của nhà nước hay các doanh nghiệp tư nhân đều cần đến những thợ IT lành nghề, đặc biệt là trong mảng an ninh mạng.

– Thu nhập hấp dẫn: Mức lương của các ngành nghề khác thường có sự tương đồng về số năm làm việc và kinh nghiệm của nhân viên nhưng công nghệ thông tin thì không như vậy. Mức lương của dân IT được trả sẽ phụ thuộc vào cường độ công việc hay một phần mềm, ứng dụng, website,… mà họ đã tạo ra. Mức lương trung bình của một lập trình viên tập sự hiện nay thường dao động từ 500-1000 USD và dao động từ 900-2000 USD đối với lập trình viên có nhiều kinh nghiệm hơn.

– Công việc không nhàm chán: CNTT là ngành có tốc độ phát triển chóng mặt nên sẽ liên tục có những đổi mới và cập nhật. Vì vậy người làm CNTT sẽ không bao giờ lo nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại một công việc liên tục và nhiều lần, thay vào đó họ sẽ rất bận rộn và được làm việc với những cải tiến mới.

– Có thể làm thêm khi còn là học viên, sinh viên: Người học CNTT có thể bắt tay kiếm tiền bằng những gì mình đã được học ngay từ khi còn đang đi học. Nếu làm tốt, họ có thể kiếm được mức thu nhập tốt và ổn định, cơ hội trở thành nhân viên chính thức cũng cực kỳ cao.

Sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã mở ra nhiều cơ hội phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu trong công việc, những cá nhân có ý định theo đuổi ngành này cần trang bị cho mình kiến thức và chuyên môn thật chắc chắn cùng những kỹ năng cần thiết. Với hệ sinh thái giáo dục toàn diện, BKAPGROUP sẵn sàng là địa chỉ tin cậy để các học viên CNTT đặt trọn niềm tin, đồng hành cùng phát triển cả chuyên môn lẫn kỹ năng sống, cùng nhau kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng.

BKAPGROUP, Đào tạo công dân số – Kiến tạo xã hội công nghệ. Diễm Hương (TH)

Công nghệ thông tin (CNTT) là một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại, là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Nhiều nước đã vươn lên dẫn đầu trong việc phát triển và ứng dụng CNTT, tạo nên những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Bài viết này, Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu sẽ giúp bạn khám phá sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và những quốc gia có ngành công nghệ phát triển mạnh mẽ nhất.

Phát triển CNTT là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới (Ảnh: Internet)