Học Cắt Da

Học Cắt Da

Việc nữ sinh luôn diện váy ngắn đến lớp dù vào mùa hè nóng bức hay mùa đông lạnh giá đã trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc đối với người dân Nhật Bản.

Váy đồng phục ngắn đã được nhiều thế hệ học sinh coi là đặc trưng không thể thiếu.

Phía nhà trường cho rằng việc tuân thủ quy định về đồng phục là để học sinh có thể tập trung vào việc học, không phải nghĩ hôm nay mặc gì hay so sánh quần áo của mình với những bạn cùng lớp. Tuy nhiên, quan điểm này vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích, không ít ông bố bà mẹ tin rằng việc mặc váy ngắn mới chính là lý do khiến các em khó tập trung hơn vì quá lạnh.

Để giải quyết mâu thuẫn, nhiều trường học cho phép nữ sinh mặc quần vải vào những ngày trời rét. Năm 2018, một số trường còn giới thiệu đồng phục phi giới tính, học sinh có thể chọn quần vải làm đồng phục thay vì váy ngắn. Tuy nhiên, nhiều nữ sinh vẫn e ngại không dám thay đổi vì sợ mình nằm trong nhóm thiểu số, dễ bị hiểu lầm hoặc xa lánh.

Trên thực tế, váy đồng phục ngắn đã được nhiều thế hệ học sinh coi là đặc trưng không thể thiếu. Vì vậy, nhiều em vẫn chọn giữ nguyên phong cách cũ. Ngoài ra, đồng phục còn là dấu ấn của mỗi ngôi trường. Do đó, các nữ sinh thích diện đồng phục và coi đây là phong cách thời trang riêng, giúp mình nổi bật cũng như phân biệt với những học sinh trường khác.

Nữ sinh Nhật Bản luôn diện váy ngắn đến trường dù thời tiết lạnh giá. (Ảnh minh họa)

Theo thời gian, hình ảnh nữ sinh đến trường với áo sơ mi trắng, váy ngắn xếp li và quần tất dài dần trở nên quen thuộc với công chúng. Được biết mẫu đồng phục này đã xuất hiện cách đây gần 1 thế kỷ. Năm 1921, hiệu trưởng một trường nữ sinh ở tỉnh Fukuoka đã lấy hình mẫu đồng phục từ một trường tại Anh để áp dụng tương tự ở trường mình.

Từ đó, kiểu đồng phục này trở nên phổ biến cho đến ngày nay. Các nữ sinh luôn mặc váy ngắn ngay cả vào mùa đông, khi nhiệt độ có thể xuống tới âm độ C. Nhiều phụ huynh lo con gái bị cảm lạnh nên từng để con mặc quần dài bó ở trong, váy ở ngoài để giữ ấm nhưng bị nhà trường phản đối.