Quốc ca của Đức có tên là “Lied der Deutschen” dịch ra là “Bài hát người Đức” được chọn làm quốc ca của Đức từ năm 1922 bởi tổng thống đầu tiền của nước Đức.
Một vài sự thật về quốc hoa của Nhật Bản
– Hình ảnh của những bông hoa cúc xuất hiện trong tất cả các sự kiện văn hóa của người Nhật Bản.
– Để thể hiện sự tôn trọng hoặc tình yêu, người Nhật thường tặng nhau một bó hoa cúc vàng hoặc đỏ. Tuy nhiên, đừng bao giờ dùng hoa cúc trắng để làm quà tặng bởi hoa cúc trắng thường chỉ được dùng để làm hoa chia buồn tang lễ mà thôi.
– Không chỉ trên cuốn hộ chiếu, trên đồng 50 yên và bộ trang phục truyền thống Kimono cũng có hình hoa cúc.
– Hoa cúc được đem vào trồng tại Nhật Bản từ thế kỷ thứ 5.
– Ngày 9/9 hàng năm được chọn là ngày Hoa Cúc Nhật Bản.
Cũng như các nước khác, biểu tượng của Đức cũng mang những nét đẹp riêng biệt, đặc trưng của đất nước này. Đằng sau mỗi một biểu tượng nước Đức đều mang một ý nghĩa, vẻ đẹp văn hóa truyền thống riêng biệt khác nhau. Dưới đây là một số biểu tượng cơ bản thường thấy ở Đức có thể bạn chưa biết.
Quốc kỳ nước Đức còn có tên là Flagge Deutschlands được thiết kế gồm 3 màu kẻ ngang khác nhau là đen, đỏ và vàng. Trong hình ảnh lá cờ nước Đức mang một lịch sử hào hùng của quốc gia này và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con người nước Đức. Nếu muốn đi tìm hiểu hình ảnh lá cờ nước Đức thì phải ngược về dòng lịch sử từ thời kì Napoleon, khi các chiến binh chống lại vua Napoleon với bộ quần áo được thiết kế với 3 màu đen đỏ vàng.
Biểu tượng Đức chính là quốc huy hình con đại bàng chính là một trong những biểu tương lâu đời nhất nước Đức. Theo như những gì ANB biết thì biểu tượng đại bàng này xuất hiện từ thời Trung Cổ. Con vật biểu tượng của nước Đức chính là con đại bàng.
Quốc huy của nước Đức còn có cái tên khác là Bundesadler. Biểu tượng nước Đức này được thiết kế giống với quốc kỳ Đức, gồm 3 màu là đen-đỏ-vàng. Trong đó vàng là màu phông nền, chính giữa là hình ảnh đại bàng có thân đen mỏ và vuốt màu đỏ.
Hoa Trúc Mai Xanh – Vẻ Đẹp Lãng Mạn Và Tinh Thần Lạc Quan
Hoa Trúc Mai Xanh, hay còn được biết đến với tên khoa học là Centaurea Cyanus, là quốc hoa của nước Đức. Loài hoa dại này mọc phổ biến trên khắp các vùng đất nước Đức, với sắc tím xanh dịu dàng, thanh tao, mang đến cảm giác yên bình và lãng mạn. Việc lựa chọn hoa Trúc Mai Xanh làm quốc hoa thể hiện rõ nét tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của con người Đức. Loài hoa này còn mang ý nghĩa của sự đổi mới, tươi mới và may mắn.
Kimono – quốc phục của Nhật Bản
Biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản tiếp theo sẽ là những bộ Kimono rực rỡ. Trải qua thời gian và những biến đổi của lịch sử, Kimono giờ đây trở thành quốc phục truyền thống của đất nước Nhật Bản.
Theo truyền thống, Kimono phải được dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như lanh, bông, lụa…Từ kỹ thuật cắt vải thành từng mảnh và khâu ghép chúng lại với nhau, người thợ may đã tạo nên một loại áo có điểm thuận lợi là dễ gập và phù hợp với mọi thời tiết, không phải lo lắng quá nhiều về hình dáng, kích thước của khách hàng.
Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có một loại áo kimono riêng.
Lá cờ Nhật Bản với phông nền màu trắng của lá cờ đại diện cho sự thuần khiết, chính trực của phong cách sống đối với người Nhật Bản và màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành, nhiệt tình của người dân xứ sở mặt trời mọc. Ngoài ra màu trắng này còn thể hiện cho sự trang trọng đối với một lá cờ đại diện cho cả một dân tộc.
Biểu tượng của vầng mặt trời chói lọi, đối với người Nhật, mặt trời đỏ còn là hiện thân của nữ thần Amaterasu
Hình tròn màu đỏ là một trong những điểm nhấn đặc biệt khiến nhiều người dễ nhận biết đó là cờ Nhật Bản. Dù là một chấm tròn đỏ đơn giản nhưng nó cũng mang những ý nghĩa to lớn đối với người Nhật và lá cờ của họ. Hình vòng tròn đỏ là hiện thân cho mặt trời và đó cũng là ý nghĩa cho tên gọi đất nước mặt trời mọc.
Hình tròn đỏ này không chỉ là một biểu tượng đơn giản là ánh mặt trời mà trong văn hóa của người Nhật thì vòng tròn đỏ này còn là hiện thân, đại diện của nữ thần Amaterasu. Đây là một vị thần mặt trời đã khai phá ra đất nước Nhật Bản theo các truyền thuyết của người bản cứ. Bà cũng là tổ tiên của những Thiên hoàng trong các câu chuyện thần thoại.
Cổng Thành Brandenburg – Chứng Nhân Lịch Sử
Cổng thành Brandenburg tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Berlin, được xây dựng từ năm 1788 đến năm 1791, là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của nước Đức và là một trong những công trình kiến trúc cổ kính và đặc sắc nhất Châu Âu. Với lối kiến trúc Classicism độc đáo, cổng thành Brandenburg không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mắt mà còn là chứng nhân lịch sử, chứng kiến những thăng trầm của nước Đức qua các thời kỳ. Trên đỉnh cổng thành là hình ảnh nữ thần chiến thắng Victoria ngồi trên cỗ xe ngựa tứ mã được làm bằng đồng, tượng trưng cho chiến thắng và hòa bình.
Hoa Cúc vàng – quốc hoa Nhật Bản, biểu tượng của Hoàng Gia Nhật Bản
Hoa cúc vàng là biểu tượng của gia đình hoàng gia Nhật Bản. Trong văn hóa Nhật Bản, hoa cúc vàng mang ý nghĩa tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp, cao quý nhất. Ngoài ra, hoa cúc vàng cũng là loài hoa đại diện cho sức khỏe, sự trường thọ, mùa thu và thể hiện sư thiện chí, mong muốn được trở thành bạn bè.
Quốc Kỳ Đức – Lá Cờ Tam Tài Đầy Ý Nghĩa
Nhắc đến biểu tượng của một quốc gia, không thể không nhắc đến quốc kỳ – biểu trưng thiêng liêng nhất của mỗi đất nước. Quốc kỳ Đức, hay còn được biết đến với cái tên cờ tam tài, mang trong mình ba màu sắc: đen, đỏ và vàng, chính thức được sử dụng từ năm 1919. Sự kết hợp hài hòa giữa ba màu sắc này không chỉ đơn thuần là yếu tố thẩm mỹ mà còn ẩn chứa những thông điệp sâu sắc về tinh thần và lịch sử của nước Đức. Màu đen tượng trưng cho quá khứ huy hoàng của Đế chế La Mã Thần thánh, màu đỏ đại diện cho sự hy sinh của những người con Đức trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, và màu vàng là biểu tượng cho tương lai tươi sáng và thịnh vượng của nước Đức thống nhất.
Bia Đức – Nét Văn Hóa Đặc Trưng
Nhắc đến nước Đức, không thể không nhắc đến bia – một nét văn hóa đặc trưng đã trở thành biểu tượng của quốc gia này. Đối với người Đức, bia không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống giải khát mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tinh thần. Nước Đức nổi tiếng với truyền thống sản xuất bia lâu đời, với nhiều thương hiệu bia nổi tiếng thế giới như Pils, Pilsener, Kölsch, Weizen, Lagerbierr.
Hàng năm, trên khắp nước Đức diễn ra nhiều lễ hội bia sôi động, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới, trong đó nổi tiếng nhất là lễ hội Oktoberfest.
Nước Đức là điểm đến du học và du lịch hấp dẫn với nền văn hóa đa dạng, con người thân thiện và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về nước Đức thông qua những biểu tượng đặc trưng của quốc gia này.
Để biết thêm thông tin về du học Đức và các chương trình học bổng hấp dẫn, hãy liên hệ ngay với VISCO để được tư vấn chi tiết.
QUỐC KỲ ĐỨC (FLAGGE DEUTSCHLANDS)
Quốc kỳ là biểu tượng của mỗi quốc gia và cũng là niềm tự hào của quốc gia đó. Như bao đất nước khác, quốc kỳ của nước Đức cũng mang một câu chuyện và ý nghĩa lịch sử riêng.
Thiết kế của quốc kỳ Đức là cờ gồm ba màu ngang đen, đỏ và vàng, có phần diện tích bằng nhau. Ngày nay, mọi người còn gọi quốc kỳ nước này với cái tên "cờ tam tài đen-đỏ-vàng". Thiết kế này được chọn làm quốc kỳ của nước Đức từ những năm 1919 (thời Cộng hòa Weimar) và kéo dài đến nay.
Ở mỗi thời kỳ lịch sử thì ý nghĩa 3 màu đen-đỏ-vàng trên lá cờ Đức lại có ý nghĩa khác nhau. Ở thời kỳ Trung cổ, đất nước La Mã cổ đại thì mang ý nghĩa: "Ra khỏi bóng tối (đen) nô lệ nhờ các trận chiến đẫm máu (đỏ) để đến ánh sáng hoàng kim (vàng) của tự do". Đến thời kỳ từ Cộng hòa Weimar trở đi đến nay thì ba màu sắc này mang ý nghĩa đại diện cho tính thống nhất và tự do Đức: "Không chỉ là tự do của nước Đức, mà cũng là tự do cá nhân của nhân dân Đức".
* Quốc kỳ Đức trong từng thời kỳ lịch sử
Ở thời kỳ Trung cổ (từ thế kỷ X đến năm 1806), giai đoạn mà đế quốc La Mã Thần thanh - một liên bang lãnh thổ rộng lớn đa sắc tộc mà chủ yếu là người Đức - phát triển hùng mạnh nhất đã lựa chọn màu đen và vàng là màu sắc để thể hiện cho hoàng tộc của mình.
Thời kỳ Trung cổ này, cờ hiệu của hoàng đế La Mã được thiết kế là một con đại bàng màu đen trên nền cờ toàn là màu vàng. Từ đầu thế kỷ 14 lá cờ này có sự thay đổi về màu sắc, đó là có thêm màu đỏ sử dụng cho các vuốt và mỏ con đại bàng. Ba màu đen, đỏ, vàng của lá cờ Đức ngày nay được cho là xuất thân từ thời kỳ Trung cổ này.
Năm 1806 đế quốc La Mã sụp đổ, kết thúc thời kỳ Trung cổ và chiến tranh nổ ra khi người Đức đứng dậy tham gia chống lại Napoléon. Khi đó Napoléon là liên hợp của nhiều các đế quốc phụ thuộc vào Napoléon, còn quân lực chủ yếu của Đức là Quân đoàn Tự do Lützow và hầu hết là các sinh viên đại học và học viện các nơi từ khắp nước Đức.
Khi đó, với quy mô chưa đủ lớn, lực lượng quân sự không đủ chuyên nghiệp, để thể hiện sự thống nhất trong quân đoàn mình thì họ đã quyết định nhuộm đen các trang phục, sau đó sử dụng cổ áo khuy đỏ xen kẽ với khuy vàng.
Thực chất một phần của việc lựa chọn màu sắc chủ đạo đen-đỏ-vàng này là sự kế thừa từ thời kỳ Trung cổ của Đế quốc La Mã thần thánh, tuy nhiên phần lớn cũng là do tính thực dụng của chúng, khi nhuộm đen trang phục và tìm kiếm khuy vàng kim loại đơn giản hơn rất nhiều.
Thời kỳ Liên minh các quốc gia Đức
Sau thời kỳ chiến tranh Napoléon thì một liên minh những quốc gia Đức còn lại sau cuộc chiến đã được thành lập và lấy tên là Bang chiến Đức. Liên minh này nằm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống là Franz I của Áo, và các hoạt động trong liên bang vô cùng lỏng lẻo.
Đồng thời khi đó những cựu chiến binh của Quân đoàn Tự do Lützow vẫn luôn mơ về một quốc gia Đức tự do và thống nhất. Khi đó lá cờ Đức với ba màu đen, đỏ, và vàng dần trở thành biểu tượng của khát vọng về một quốc gia Đức thống nhất của người dân nơi đây.
Cho dù sau đó những phong trào khát vọng này của người Đức đã bị Áo mạnh mẽ bác bỏ cấm đoán, nhưng mầm móng của phong trà tự do dân chủ và cộng hòa đã được gieo xuống và nảy mầm mạnh mẽ.
Thời kỳ Cách mạng và Quốc hội Frankfurt
Với những mầm mống phát triển mạnh mẽ từ Bang chiến Đức thì đến những năm 1848 khi cách mạng các quốc gia Đức nổ ra, những đảng viên Tự do giành được quyền lực từ tay Áo đã thành lập nên một Quốc hội mới là Quốc hội Frankfurt. Và ngay lập tức Quốc hội này đã tuyên bố cờ tam tài đen-đỏ-vang là hiệu kỳ chính thức của Đức.
Tuy nhiên Quốc hội Frankfurt chỉ tồn tại được 2 năm, đến năm 1850, Quốc hội này sụp đổ và Bang chiến Đức phục hồi dưới quyền của Áo, lúc này Áo lại tiếp tục đàn áp cờ tam tài.
Tiếp đó chiến tranh Áo - Phổ nổ ra năm 1866 với chiến thắng của Phổ và các bang liên bao gồm 21 quốc gia Đức ở phương Bắc đã đem đến một thay đổi lớn cho quốc kỳ của nước này. Do quân chủ Phổ là người nắm quyền trong liên bang này nên đã ra quyết định sử dụng cờ tam tài màu đen-trắng-đỏ là quốc kỳ.
Cờ tam tài đen-trắng-đỏ này được sử dụng suốt từ những năm 1871 đến những ngày cuối cùng của chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Sau thất bại ở chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1919 nước Đức Cộng hòa hay còn được gọi là Cộng hòa Weimar được thành lập đã khôi phục là cờ đen-đỏ-vàng làm quốc kỳ.
Ngày 30/01/1993, chế độ Quốc xã tại Đức chính thức được thành lập, cờ đen-đỏ-vàng nhanh chóng bị loại bỏ và quốc kỳ được thay thế bằng 2 lá cờ hợp pháp là cờ tam tài đen-trắng-đỏ và đảng kỳ của đảng Quốc xã. Sau khi Tổng thống Paul von Hindenburg từ trần, Adolf Hitler được thăng làm nguyên thủ thì tình trạng hai quốc kỳ cũng kết thúc, đảng kỳ của đảng Quốc xã là quốc kỳ duy nhất của Đức.
Thời kỳ phân chia Đông Đức và Tây Đức
Sau Thế chiến thứ hai, với sự thất bại của Hitler nước Đức bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức nằm dưới sự kiểm soát của các nước đồng minh. Khi đó ở Tây Đức cờ tam tài đen-đỏ-vàng được sử dụng làm quốc kỳ suốt thời gian nước Đức phân chia này (từ 1949 - 1989). Còn ở Đông Đức nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô, thời gian đầu từ 1949 - 1959 cờ của Đông Đức cũng là cờ tam tài đen-đỏ-vàng. Sau năm 1959 chính phủ Đông Đức sửa đổi quốc kỳ của họ bằng cách thêm quốc huy lên.
Tháng 11/1989, sau khi bưc tường Berlin sụp đổ, nhiều người Đông Đức đã cắt quốc huy Đông Đức khỏi thời kỳ, lấy cảm hứng từ việc người Romania hành động như vậy khi chế độ Nicolae Ceausescu sụp đổ. Việc loại bỏ quốc huy khỏi quốc kỳ Đông Đức là hành động ngụ ý cờ tam tài đen-đỏ-vàng trơn là biểu tượng cho một nước Đức thống nhất và dân chủ.
QUỐC HUY ĐỨC (BUNDESADLER DEUTSCHLANDS)
Quốc huy Đức là một biểu tượng của Đức với hình tượng một con đại bàng. Màu của quốc huy tương tự với màu của quốc kỳ Đức (đen, đỏ, vàng). Quốc huy Đức là một trong những biểu tượng quốc gia lâu đời nhất ở Châu Âu.
Quốc huy Đức thời kỳ Đế quốc La Mã Thần thánh
Thuật ngữ "Erichsadler" ban đầu có nguồn gốc từ thời Charlemagne, và mô hình của nó được bắt nguồn từ vương trượng của vua La Mã.
Vào thế kỷ 13, đại bàng đen trên nền vàng đã được công nhận rộng rãi là quốc huy. Vào thời trung cổ, đại bàng đế chế thường là một đầu. Theo biên niên sử năm 1250, đại bàng hai đầu được tạo ra để tưởng nhớ Friedrich II. Năm 1433, đại bàng hai đầu được Sigismund nhận nuôi, và kể từ đó đại bàng hai đầu đã trở thành biểu tượng của hoàng đế Đức.
Quốc huy Đức thời kỳ Liên bang Đức
Năm 1815, Liên bang Đức gồm 39 bang được thành lập. Tuy nhiên, mãi đến năm 1848, Liên bang mới có quốc huy riêng, và huy hiệu vẫn giữ được biểu tượng của Đế quốc Áo. Sau cuộc cách mạng Đức năm 1848, một thiết kế mới đã được thông qua và quốc kỳ được đặt ở hai bên huy hiệu. Tuy nhiên, thiết kế này không được công nhận rộng rãi.
Quốc huy Đức thời kỳ Liên bang Bắc Đức
Năm 1867, Liên bang Bắc Đức được thành lập mà không có Áo và bang gia miền nam nước Đức (Bavaria, Wurmern, Baden, Hesse-Darmstadt chỉ có nửa phía nam của nó) và dưới sự lãnh đạo của Vương quốc Phổ huy hiệu mới đã được thông qua, bao gồm một chiếc khiên với màu đen-trắng-đỏ, hai bên là hai người đàn ông hoang dã cầm gậy và đứng trên bệ.
Quốc huy Đức thời kỳ Đế quốc Đức
Khi Đế quốc Đức được thành lập, nó quy định phong cách của đế chế, mặc dù phiên bản đầu tiên chỉ là một biểu tượng tạm thời. Vào năm 1871-1918, phong cách của đại bàng đã được thay đổi ít nhất hai lần. Cuối cùng, một con đại bàng đại bàng thực tế, đeo vương miện của Đế quốc La Mã Thần thánh, đi về phía bên phải. Cũng như các phiên bản trước, các biểu tượng tượng trưng cho Bohemia và Áo đã bị xóa.
Quốc huy Đức thời kỳ Cộng hòa Weimar
Cộng hòa Weimar giữa năm 1918 và 1933 vẫn giữ lại quốc huy của đế chế cũ, nhưng đã loại bỏ biểu tượng của chế độ quân chủ (vương miện, cổ áo, lá chắn của nước Phổ). Nó chỉ là một con đại bàng đen với một cái đầu duy nhất dang rộng đôi cánh sang bên phải.
Quốc huy Đức thời kỳ Đức Quốc Xã
Adolf Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, nhưng Quốc huy Cộng hòa Weimar đã được sử dụng cho đến năm 1935. Đức Quốc xã đã sử dụng một huy hiệu gọi là Parteiadler, một con đại bàng đen trông từ bên phải và gây khó chịu, lấy một chiếc nhẫn gỗ sồi cách điệu cao, một trong số đó là một khẩu hiệu, bên trong là Chữ Thập Ngoặc. Sau năm 1935, Đảng Quốc xã đã đẩy biểu tượng của đảng cho cả nước. Một đế chế giống như đại bàng của đảng đã trở thành biểu tượng quốc gia mới. Sự khác biệt giữa Đại bàng Quốc gia và Đại bàng Đảng tại thời điểm này là đại bàng của Quốc gia hướng về bên trái.
Quốc huy Đức thời kỳ Cộng hòa Dân chủ Đức
Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) sử dụng một nền xã hội chủ nghĩa hiệu từ năm 1950 cho đến khi nó thống nhất với Tây Đức vào năm 1990. Năm 1959, phù hiệu cũng đã được thêm vào lá cờ của Đông Đức.
Quốc huy Đức thời kỳ Cộng hòa Liên bang Đức
Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức năm 1949 và Đức thống nhất năm 1990) đã thông qua thiết kế quốc huy của Cộng hòa Weimar. Vào ngày 20/01/1950, Tổng thống Theodor Heuss, thủ tướng Konrad Adenauer, và Bộ trưởng Nội vụ Gustav Heinemann tuyên bố với 1919 Quốc huy Cộng hòa Weimar công bố vào ngày 11/11 mô tả cùng một biểu tượng quốc gia.
Biểu tượng quốc gia của Cộng hòa Liên bang Đức có thể được nhìn thấy trên lá cờ của công dân. Đại bàng liên bang được đặt trong Quốc hội Liên bang Đức đầy đủ hơn biểu tượng quốc gia, đôi khi được gọi là Fette Henne (tiếng Đức) và các thiết kế tương tự có thể được nhìn thấy trên đồng tiền euro của Đức. Quốc huy trên quốc kỳ khác với quốc huy.
“Lied der Deutschen” (Bài hát người Đức) là quốc ca của Đức từ năm 1922. Lời bài hát được August Heinrich Hoffmann von Fallersleben, một nhà thơ Đức giữa thế kỷ 19, viết phỏng theo giai điệu của bản nhạc “Gott erhalte Franz den Kaiser” (Chúa quan phòng Hoàng đế Franz) do Joseph Haydn sáng tác nhân dịp sinh nhật Hoàng đế La Mã Thần thánh năm 1797.
Vào ngày Hiến pháp Weimar năm 1922, ngày 11/8, Bài hát “Lied der Deutschen” được Tổng thống đế chế đầu tiên Friedrich Ebert (SPD) chọn làm quốc ca. Dưới thời Đức Quốc xã (1933-1945) chỉ đoạn đầu được hát, sau đó là bài hát Quốc xã Horst-Wessel-Lied. Sau 1945, có nhiều cuộc tranh luận là có nên giữ bài này làm bài quốc ca, cho đến 1952 sau một cuộc trao đổi thư từ giữa Tổng thống và Thủ tướng Đức, bài hát được giữ làm quốc ca của Tây Đức. Sau khi nước Đức tái thống nhất năm 1991 khúc nhạc thứ ba của bài hát được chọn làm quốc ca của toàn nước Đức.
Einigkeit und Recht und FreiheitFür das Deutsche Vaterland!Danach lasst uns alle strebenBrüderlich mit Herz und Hand!Einigkeit und Recht und FreiheitSind des Glückes Unterpfand;Blüh im Glanze dieses Glückes,Blühe, deutsches Vaterland.Blüh im Glanze dieses Glückes,Blühe, deutsches Vaterland!
Đoàn kết và Công lý và Tự doCho Tổ quốc của người Đức này!Vậy tất cả chúng ta hãy đấu tranhVới tình anh em cùng trái tim và bàn tay!Đoàn kết và Công lý và Tự doLà những gì đảm bảo cho hạnh phúc;Hưng thịnh trong phúc lành của hạnh phúc này,Hưng thịnh, Tổ quốc Đức!
Quốc hoa của đất nước Đức là loài hoa mang tên hoa "Trúc mai xanh", hoa "Thanh cúc" hay hoa "Thanh bình", tên khoa học là "Centaurea Cyanus". Ngay từ cái tên đã rất đỗi dịu dàng, thi vị và e ấp. Loài hoa này có màu xanh tuyệt đẹp này là biểu tượng của tình yêu nồng thắm. Đức chọn hoa Thanh cúc làm Quốc hoa như là nguồn cảm hứng cho tình yêu và sự lãng mạn.
Hoa Thanh cúc là hoa thân cỏ, với các lá hình mũi mác dài khoảng 1-4 cm, thân hoa cao 40-60 cm, bông hoa có đường kính khoảng 3 cm là cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ như hình ngôi sao màu xanh nước biển pha chút ánh tím. Màu xanh hiếm của loài hoa Thanh cúc mang đến cho ta cảm giác tươi trẻ, tràn đầy sức sống khi được tận mắt ngắm nhìn.
CỔNG THÀNH BRANDENBURG - CÔNG TRÌNH BIỂU TƯỢNG CỦA NƯỚC ĐỨC
Nước Đức có lịch sử thăng trầm qua nhiều thế kỷ. Không chỉ con người mới gắn liền với lịch sử mà nhiều địa danh hay công trình kiến trúc cũng mãi được lưu truyền trong sử sách. Một trong những công trình kiến trúc gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử nhất của nước Đức là Cổng thành Brandenburg (Brandenburger Tor) ở Berlin.
Nằm giữa trung tâm thành phố Berlin ngày nay, Cổng thành Brandenburg không chỉ là biểu tượng của Berlin mà nó còn là biểu tượng của cả nước Đức. Nó đã được in lên tem, lên tiền giấy d-mark hay tiền xu euro của Đức.
Được xây dựng trong thời gian từ 1788-1791 dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Carl Gotthard Langhans, Cổng thành Brandenburger có chiều cao 26 m, rộng 65,5 m và sâu 11 m. Được thiết kế theo phong cách kiến trúc Classicism và xây dựng bằng đá sa thạch từ vùng núi Sächsische Schweiz, cổng thành được dựng lên để tưởng nhớ vị vua Friedrich II sau khi ông qua đời và cũng để góp phần củng cố địa vị của vua mới - cháu ruột của ông.
Brandenburger có tất cả 5 đường thông qua, trong đó đường ở giữa rộng hơn, hai bên là hai nhà gác. Cổng có tổng cộng 18 cột chia làm 3 hàng, mỗi hàng 6 cột, mỗi cột có đường kính phía dưới chân là 1,75 m và cao 15 m. Ngự trị phía trên cổng là nữ thần chiến thắng Victoria trên cỗ ngựa tứ mã làm bằng đồng (Quadriga).
Trước khi vua Wilhelm II thoái vị vào năm 1918 thì chỉ có hoàng gia và các khách mời của họ mới được đi qua cổng này.
Cũng như lịch sử nước Đức, Cổng thành Brandenburger cũng trải qua nhiều thăng trầm. Tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với lịch sử nước Đức cũng như của cả Châu Âu.
Trong cuộc chinh chiến của Napoleon khắp Châu Âu, bức tượng Quadriga đã bị đưa sang Paris vào năm 1806 nhưng sau khi Napoleon thất thủ bức tượng lại trở về Berlin vào năm 1814. Trong thời phát xít, cổng thành Brandenburg cũng bị lạm dụng khi đơn vị công kích của phát xít Đức (SA) đã diễu hành qua đây. Thiệt hại nặng nề nhất mà nó phải chịu có lẽ là trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi quân Đức liên tục bắn về phía cổng thành nhằm vào lá cờ của Liên Xô được cắm trên tượng tứ mã.
Sau chiến tranh, Brandenburger được xây dựng lại do cả hai bên chính quyền Đông và Tây Berlin. Nhưng ngày 13/8/1961, bức tường Berlin được dựng lên chạy qua cả cổng thành ngăn cách hai bên Tây và Đông Berlin gây ra nhiều thảm họa với không biết bao nhiêu gia đình ở Berlin nói riêng và của nước Đức nói chung. Vì vậy nó đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản và xã hội chủ nghĩa.
Năm 1987, khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đến thăm Tây Berlin ông đã kêu gọi Gorbachev lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô phá bỏ bức tường thành Berlin. Mong ước của người dân Đông và Tây Berlin cuối cùng cũng được thực hiện trong cuộc cách mạng nhung ở Đông Đức vào năm 1989. Việc Cổng thành Brandenburg được mở ra vào ngày 22/12/1989 trong sự hân hoan và vui mừng khôn xiết của hơn 100.000 người đổ về đây ăn mừng có lẽ là sự kiện trọng đại nhất từ trước tới nay đã diễn ra tại cổng thành này. Nó đã trở thành biểu tượng của sự thống nhất và hơn nữa còn là biểu tượng của sự chấm dứt chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây, là cầu nối đến tương lai của nước Đức.
XÚC XÍCH - MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC ĐỨC
Khi nhắc đến món ăn đặc trưng của nước Đức không thể bỏ qua món xúc xích (Wurst) đã cuốn hút nhiều thực khách trên thế giới. Tại đây có trên 200 loại xúc xích bao gồm các loại được làm từ thịt bê, thịt heo, óc heo. Mỗi một vùng sẽ có cách chế biến rất riêng từ xúc xích trắng của Bavaria kết hợp rau mùi tây, hành hay đến xúc xích Chipolata nướng trên than hồng đều mang lại cho thực khách cảm giác "nhìn là thèm". Ngoài ra còn có xúc xích vùng Thüringen, Frankfurt, Regensburg hay xúc xích nướng Nürnberg cũng như loại xúc xích Pinkel ở miền Bắc nước Đức. Mỗi nơi là một màu sắc đặc trưng cho nước Đức rộng lớn.
Thành phần chính thường được chế biến từ xúc xích heo (hay có thể thay thế các loại xúc xích khác), xốt cà ri, tương ớt và kèm theo các loại hương vị khác nhau. Xúc xích có thể được nướng, hun khói hay chiên sơ tùy theo yêu cầu của thực khách sau đó sẽ được cắt lát hoặc để nguyên rồi rưới nước xốt lên. Nó được ăn kèm với khoai tây chiên hay bánh mì tròn. Là món ăn hấp dẫn không chỉ tại Đức mà còn nhanh chóng lan rộng đến các vùng khác trên thế giới.
BIA ĐỨC - BIỂU TƯỢNG CỦA NỀN VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI ĐỨC
Từ lâu, bia Đức đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Không chỉ là một loại đồ uống, đó còn là niềm tự hào, là văn hóa của nước Đức. Người Đức rất tự hào về điều này, người ta thường nói: “Người Đức uống bia thay nước” quả không sai, hầu hết người Đức có tửu lượng cao.
Có thể khẳng định rằng, bia là thức uống phổ biến rộng khắp nước Đức. Bởi lẽ, hầu như mỗi vùng, mỗi làng của nước Đức đều có ít nhất một nhãn hiệu bia riêng. Nếu xét về số lượng nhà máy bia thì Đức thuộc hàng kỷ lục trên thế giới với 1300 nhà máy sản xuất bia và hơn 5.000 nhãn hiệu bia khác nhau. Ở Đức, nhà máy sản xuất bia lâu đời nhất là Weihenstephan Abbey ở thành phố Freising được ra đời vào năm 725. Điều này cho thấy từ lâu nay, bia Đức đã trở thành thức uống không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
Đối với người Đức, bia không chỉ là một thứ đồ uống mà hơn trên hết bia còn là văn hóa đặc trưng. Bia có lịch sử ra đời riêng, những nhà máy sản xuất Bia tại Đức có truyền thống rất lâu đời, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bia được sử dụng như một thứ đồ uống giải khát, xua đi cái nóng nực trưa hè, bia gắn kết những người xung quanh lại với nhau, họ quây quần bên một chiếc bàn gỗ với cốc bia trên tay và mọi thứ trở lên gần gũi hơn.
Tại Đức, bia có nhiều loại đặc trưng như: Pils, Pilsener, Kölsch, Weizen, Lagerbierr, Export, Bockbier, Alt, Weißbier, Helles und Oktoberfestbier. Bia và luật tinh khiết được coi là biểu tượng đặc trưng mang tính quốc tế của Đức.
Theo thống kê, một người Đức có thể uống 130 lít mỗi năm, đặc biệt là người Bavaria còn có thể uống 180 lít mỗi năm. Bia là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Đức. Họ thường uống bia Pilsner bởi nó có màu sáng, nồng độ cao và hương vị hoa bia đậm đà. Đầu tiên, người Đức sẽ gọi bia vại trước khi mua bia chai bởi họ rất thích uống bia từ những thùng lớn.
Bia không chỉ là một thức uống bình thường mà nó còn là "người bạn" đồng hành trong cuộc sống của người dân Đức. Họ uống bia lúc rảnh rỗi, lúc trà dư tửu hậu để tâm sự, giải khát. Tại những quán bia vào giờ chiều tan sở, du khách sẽ rất dễ dàng bắt gặp những công chức nấn ná nơi đây để trước khi về nhà. Ngay cả những người công nhân cũng có thể uống bia ngay cả khi đang làm việc. Người Đức thường uống ở các lều bia, quán bia, họ thích những quán nhỏ quen thuộc hay được gọi là Lieblingslokal. Tuy nhiên, ở Đức được uống bia thoải mái như vậy nhưng du khách không thể say xỉn túy lúy dẫn đến những hành động không thể kiểm soát được. Văn hóa uống bia của họ văn minh ở chỗ, nếu say họ sẽ bắt taxi về nhà để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.
Ô tôi Đức là "thương hiệu" được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới. Chính vì vậy, Đức là nhà của các đơn vị sản xuất xe phổ biến nhất thế giới. Audi, Volkswagen, BMW và Mercedes-Benz, tất cả đều có nguồn gốc ở Đức và hiện nay các nhà máy đã lan rộng khắp thế giới. Những người đam mê xe ô tô từ khắp nơi thường xuyên tìm cách ghé thăm các viện bảo tàng xe ô tô của Đức và tham gia các tour du lịch nhà máy sản xuất. Ngoài ra, vẻ đẹp cảnh quan và những con đường ở Đức cung cấp một trải nghiệm tuyệt vời cho những người yêu lái xe. Những chiếc xe Đức xứng đáng là "thứ" nổi tiếng nhất của Đức, một đại diện đỉnh cao của lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp và truyền thống nước Đức.
NHỮNG TÒA LÂU ĐÀI ĐẸP NHẤT TRÊN THẾ GIỚI
Đức cũng nổi tiếng với những lâu đài đẹp nhất trên thế giới. Hầu hết các lâu đài được xây dựng trên đỉnh núi cho du khách một góc nhìn tuyệt vời. Hiện có hơn 25.000 tòa lâu đài ở Đức. Lịch sử phong phú và vẻ đẹp thiên nhiên của Đức làm cho các lâu đài rất nổi bật.
Các lâu đài trải qua thời gian vẫn còn được bảo quản tốt và đẹp. Hầu hết các lâu đài đều có nhà bảo tàng, nhà hàng và thậm chí cả khách sạn. Một số vẫn còn được sở hữu bởi hậu duệ của các gia đình quý tộc đã từng xây dựng chúng. Do vẻ đẹp và vẻ đẹp cổ xưa của chúng, những lâu đài Đức đã được xuất hiện trong rất nhiều bộ phim. Cô bé Lọ Lem, Bạch Tuyết, Công chúa ngủ trong rừng được lấy cảm hứng từ những lâu đài này.
Trên đây là những biểu tượng đặc trưng của nước Đức mà Viet Viet Tourism muốn giới thiệu đến các du khách. Hãy book tour Châu Âu của Viet Viet Tourism để có cơ hội khám phá nhiều điều thú vị hơn về nước Đức nhé!