Vốn là người giỏi tính toán, Bùi Văn Tuyên (Trương Lăng Hách) không ngờ lần này Tô Dung Khanh (Trần Nhất Nặc) lại đi một nước cờ quá cao tay, hoàn toàn động đến căn cơ của anh.
Luật sư tư vấn trường hợp “đi xuất khẩu lao động muốn ly hôn”
Chào bạn, trước hết chúng tôi rất đồng cảm, chia sẻ cho hoàn cảnh khó khăn mà hiện tại bạn đang gặp phải. Sau đây luật sư Trần Hiểu sẽ tư vấn cho bạn các vấn đề pháp lý liên quan mà bạn cần biết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong vụ việc này.
Thứ năm, Toà án sẽ chia tài sản chung vợ chồng như thế nào?
⭐ Về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như: Hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp của vợ chồng, lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền nghĩa vụ của vợ chồng…
⭐ Về cách thức chia tài sản: nếu tài sản chia được bằng hiện vật sẽ chia hiện vật; nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
⭐ Ngoài ra khi chia tài sản Toà án cũng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
⭐ Trên đây là những tư vấn sơ bộ của luật sư Trần Hiểu về vụ việc chồng xuất khẩu lao động muốn ly hôn. Hi vọng rằng với những tư vấn này bạn đã nắm được các nội dung cơ bản trong vụ việc của mình. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể hơn thì hãy liên hệ trực tiếp cho luật sư tại văn phòng làm việc hoặc qua điện thoại.
TƯ VẤN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 0889181585 (ZALO)
Bạn cũng có thể tham khảo kênh chia sẻ kiến thức pháp luật của Luật sư Trần Hiểu qua đường dẫn sau đây:
https://www.youtube.com/@luatnamson
Thứ tư, về việc yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
✅ Đối với yêu cầu chia tài sản chung thì bạn cần xác định được khối tài sản chung của vợ chồng bạn gồm những tài sản nào và cung cấp được chứng cứ xác thực?
✅ Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
✅ Trường hợp chồng bạn đi làm bên Nhật Bản gửi tiền về cho bạn thì đó là tài sản chung của hai vợ chồng. Dù bạn ở nhà làm nội trợ và nuôi con nhỏ thì theo Luật hôn nhân vẫn được tính là một lao động có thu nhập. Vì vậy, đối với tài sản hai vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân bạn có quyền yêu cầu toà án chia.
✅ Với thông tin bạn đưa ra thì bạn sẽ gặp bất lợi vì hiện nay giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất đang đứng tên bố chồng bạn. Vì vậy, bạn phải chứng minh được quyền sử dụng đất và ngôi nhà được xây dựng bằng tiền của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để yêu cầu được chia tài sản.
Thứ nhất, về quyền ly hôn đơn phương
✅ Về hoàn cảnh của bạn, nếu bạn thấy tình trạng hôn nhân không thể duy trì được nữa thì bạn có thể yêu cầu toà án giải quyết ly hôn.
✅ Căn cứ vào khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về căn cứ ly hôn đơn phương như sau:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
✅ Như vậy, nếu bạn có căn cứ về việc chồng bạn ngoại tình, hai vợ chồng đã sống ly thân trong một thời gian dài, không còn yêu thương, chăm sóc cho nhau thì bạn có thể yêu cầu Toà án giải quyết cho bạn được ly hôn.
✅ Ngoại tình chính là một hành vi thể hiện sự vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của người chồng, vì phạm nghĩa vụ phải thuỷ chung trong đời sống vợ chồng. Việc chứng minh lỗi của người chồng trong trường hợp này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì giúp cho bạn có căn cứ yêu cầu được giành quyền nuôi con, cũng như trong vấn đề chia tài sản chung vợ chồng.
Thứ hai, về thẩm quyền của Toà án giải quyết vụ án ly hôn đơn phương
⭕ Một vấn đề quan trọng bạn cần lưu ý khi giải quyết vụ việc ly hôn đó là thẩm quyền nộp đơn khởi kiện. Toà án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn của bạn?
⭕ Theo thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn hiện đang làm việc tại Nhật Bản chứ không có mặt tại tại nơi cư trú ở Việt Nam. Vì vậy, đây là vụ án có yếu tố đương sự ở nước ngoài.
⭕Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì những vụ việc có yếu tố nước ngoài sẽ phải giải quyết tại Toà án nhân dân cấp tỉnh.
⭕ Vậy bạn cần nộp đơn tại Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi mà hai vợ chồng bạn đang cư trú tại Việt Nam. Ví dụ bạn đang cư trú tại huyện X, tỉnh Y thì bạn cần phải nộp đơn ly hôn tại Toà án nhân dân tỉnh Y.
⭕ Trong đơn khởi kiện gửi toà án bạn cần cung cấp đúng địa chỉ nơi chồng bạn đang cư trú tại Nhật Bản để trong trường hợp người chồng không nhận thông báo, không triệu tập được thì Toà án sẽ tiến hành thủ tục uỷ thác tư pháp tới địa chỉ cư trú tại Nhật Bản của người chồng.
Thứ ba, về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn
👉 Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện người chồng đang ở Nhật Bản nhưng vẫn muốn giành quyền nuôi con với bạn. Hiện con bạn đã 4 tuổi vì vậy nếu hai vợ chồng cùng giành quyền nuôi con thì Toà án phải xem xét vấn đề ai là người đủ điều kiện để nuôi dưỡng đứa trẻ được tốt nhất.
👉Trong trường hợp này bạn cần phải yêu cầu Toà án giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng khi ly hôn. Toà án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Vì vậy, để chứng minh có đủ quyền nuôi con bạn cần lưu ý làm rõ một số vấn đề sau:
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: https://luatsutranhieu.vn/ly-hon-gianh-quyen-nuoi-con/