Thanh thiếu niên hay còn gọi lóng là tuổi thần tiên, tuổi ô mai, tuổi teen (13-19 tuổi, trong tiếng Anh dải số này được đọc với đuôi là "-teen" nên khoảng tuổi này được gọi là "teenage", và người trong giai đoạn này cũng được gọi là "teenager", "teenage boy/girl") là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học (ví dụ dậy thì), xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất. Về lịch sử, tuổi dậy thì thường gắn liền với tuổi teen (13-19) và sự bắt đầu của sự phát triển tuổi thiếu niên.[1][2] Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự bắt đầu giai đoạn dậy thì đã có một sự gia tăng trong thiếu niên (đặc biệt là nữ, như được thấy với dậy thì sớm); thỉnh thoảng tuổi thiếu niên được kéo dài tới sau cả tuổi teen (đặc biệt ở nam). Những thay đổi này đã khiến việc định nghĩa một cách chắc chắn khung thời gian của tuổi thiếu niên trở nên khó khăn.[3][4][5]
Cần nguồn lực hỗ trợ việc làm cho thanh niên
Những năm qua, thể chế hóa những chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013 nhằm phát huy vai trò, vị trí và tiềm năng to lớn của thanh niên nói chung, trong lao động, lập nghiệp, khởi nghiệp nói riêng, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh niên năm 2020, Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Việc làm năm 2013 (văn bản luật đầu tiên quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động), Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 …
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về việc làm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, như: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm qua Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Các chuyên gia nhận định, hệ thống chính sách việc làm tương đối đồng bộ nhưng còn thiếu các chính sách riêng nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho thanh niên, nhất là sinh viên, thanh niên nông thôn.
Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi đối với thanh niên làm việc ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa thực sự hấp dẫn. Một bộ phận lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp không trở về địa phương, gây sức ép về việc làm ở khu vực thành thị, tiềm ẩn các nguy cơ tiêu cực xã hội đối với thanh niên.
Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, hằng năm các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ việc làm đã góp phần tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho hàng triệu thanh niên; hỗ trợ hàng trăm ngàn thanh niên tạo việc làm qua các nguồn tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, các chính sách riêng cho thanh niên vẫn còn thiếu, nhất là các nhóm đặc thù, yếu thế. Nguồn lực cho các chương trình, dự án hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên còn hạn chế.
Thứ trưởng Lê Văn Thanh cũng nhấn mạnh cần phải chú trọng lồng ghép hỗ trợ việc làm cho thanh niên vào quá trình thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (về giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi). Tuỳ theo đặc thù thanh niên thuộc nhóm đối tượng nào thì triển khai chương trình hỗ trợ phù hợp.
Ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cho biết, vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư cho đào tạo nghề, phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm cho các đối tượng là thanh niên chủ yếu tập trung vào 6 chương trình: Chương trình tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, tín dụng cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tín dụng đối với vùng khó khăn.
Trong đó, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hiện nay còn rất hạn chế do huy động từ nguồn vốn của địa phương. Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã giúp cho thanh niên được vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, tạo việc làm, góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho thanh niên.
Do đó, theo ông Huỳnh Văn Thuận, các cơ quan chức năng cần có giải pháp trình Chính phủ để ưu tiến nguồn vốn cho thanh niên. Ở cấp địa phương, Ngân hàng Chính sách đang phối hợp tới tổ chức đoàn xây dựng các đề án cho thanh niên khởi nghiệp để có thể huy động nguồn vốn hỗ trợ thanh niên ở các địa phương.
HTTLVN.ORG – Sáng ngày 01/05/2023, Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Tiền Giang đã tổ chức chương trình Trại hè cho các bạn Thanh Thiếu niên đến từ các Hội Thánh trong tỉnh. Trại hè kéo dài ba ngày, từ 01-03/05, được tổ chức tại Chi Hội Tân Phú, ấp Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Kỳ trại năm nay chọn “NÉN BẠC CUỘC ĐỜI” làm chủ đề, nương trên câu gốc Kinh Thánh Lu-ca 19:13 “Ông gọi mười trong số những đầy tớ của ông đến, giao cho họ mười nén bạc và bảo: Hãy làm lợi ra cho đến khi ta trở về.”. Diễn giả và nội dung chương trình do Mục sư Nhiệm chức Nguyễn Vĩnh Duy, Trưởng khối Thanh niên TLH; cô Đỗ Thị Thanh Phương, Phó khối Thanh niên TLH, cùng với đoàn thực hiện.
Quang cảnh buổi lễ Khai mạc trại hè.
Mục sư Nhiệm chức Lê Trung Tuấn, Ủy viên Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Tiền Giang – Đặc trách khối Thanh Thiếu niên tỉnh, có lời chào mừng và giới thiệu chương trình.
Trong buổi sáng khai mạc, Mục sư Phạm Thanh Loan, Trưởng Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Tiền Giang, đã dùng Lời Chúa trong Truyền Đạo 12:1 để tâm tình và khích lệ các bạn thanh thiếu niên với chủ đề: HÃY TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA.
Sứ điệp đặc biệt giúp các bạn trẻ các Hội Thánh nhận ra tuổi thanh xuân đang có của mình là cơ hội vô giá để tưởng nhớ đến Đức Chúa Trời, như chính việc các bạn đã trân trọng cơ hội tưởng nhớ Ngài khi đăng ký tham gia kỳ trại này.
Mục sư Nhiệm chức Nguyễn Vĩnh Duy, Trưởng khối Thanh niên TLH, trong buổi học.
Trong suốt ba ngày trại, các bạn thanh thiếu niên đã lần lượt được suy gẫm về sứ mạng của con người được tạo dựng; được thảo luận về giá trị của bản thân; được học biết mục đích khi được Chúa tái tạo, thể nào là sống bởi ân sủng, và trọng trách nào đã được Chúa tín thác. “Thời gian và cuộc đời” là chuyên đề kết thúc nội dung học kỳ trại.
Giờ học và chia nhóm thảo luận.
Giờ sinh hoạt ngoài trời và trò chơi.
Sau ba ngày được cùng chơi, cùng học, cùng thờ phượng, các bạn thanh thiếu niên Tin Lành tỉnh Tiền Giang đã kết thúc kỳ trại bổ ích và đáng nhớ vào buổi sáng ngày 03/05, trong sự gìn giữ và ơn phước của Chúa.