Theo danh sách các nước giàu nhất thế giới do tạp chí Global Finance công bố, Luxembourg, Singapore, Ireland, Qatar… là những nước đầu bảng giàu nhất thế giới.
Điểm sâu nhất của rãnh Mariana tên là gì?
Theo cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), điểm sâu nhất của rãnh Mariana là Challenger Deep nằm ở vị trí cực Nam của rãnh. Challenger Deep sâu khoảng gần 11.000m và hơn chiều cao của đỉnh núi Everest khoảng 2.100m.
Rãnh Mariana do Hải quân Hoàng gia Anh dùng tàu Challenger II khảo sát lần đầu vào năm 1951 nên nó được đặt tên là Challenger Deep.
Ai xác lập kỷ lục thế giới là người xuống nơi sâu nhất của Trái đất?
Năm 1960, nhà hải dương học Jacques Piccard và sỹ quan Don Walsh đã lặn xuống nơi sâu nhất dưới đại dương là Challenger Deep ở độ sâu 7.918m.
Kỷ lục đó được giữ vững cho đến khi nhà thám hiểm Victor Vescovo thực hiện 3 lần lặn xuống Challenger Deep vào năm 2019. Lần sâu nhất ông đã lặn xuống là 10.923m. Quá trình lặn của ông kéo dài tổng cộng 12 giờ, trong đó có 4 giờ ở dưới đáy biển.
Điều này cũng khiến Vescovo trở thành người đầu tiên đến nơi cao nhất trên Trái đất là đỉnh núi Everest và điểm thấp nhất trên Trái đất.
Nhà thám hiểm này từng tìm thấy gì ở rãnh Mariana?
Bên cạnh những khám phá đáng chú ý như 3 loài sinh vật biển mới hay lớp đá địa chất nằm ở nơi sâu nhất từng được tìm thấy… nhà thám hiểm Victor Vescovo từng tìm thấy một túi nylon và giấy gói kẹo ở độ sâu gần 11.000m. Điều này cho thấy, ngay cả những nơi xa xôi nhất trên Trái đất cũng không thoát khỏi thảm họa rác nhựa.
Ngoài rãnh Mariana, Thái Bình Dương còn rãnh có độ sâu lớn nào?
Ngoài rãnh Mariana, Thái Bình Dương còn có một số rãnh có độ sâu lớn như rãnh Philippine sâu 10.545m, rãnh Tonga sâu 10.882m…
Trong khi đó tại Đại Tây Dương có một số rãnh sâu là rãnh Puerto Rico sâu 8.605m, rãnh Romancheb sâu 7.454m… Điểm sâu nhất ở Ấn Độ Dương là rãnh Diamantina với độ sâu 8.047m và rãnh Java có độ sâu tối đa là 7.455m.
Điểm sâu nhất của Nam Đại Dương là Factorian Deep nằm ở rãnh South Sandwich với độ sâu vào khoảng 7.432m. Tại Bắc Băng Dương, rãnh có độ sâu lớn nhất là rãnh Eurasian Basin với độ sâu 5.450m.
Trong bối cảnh diễn biến đại dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp trên toàn cầu, các kỳ thi Quốc gia đều phải tạm hoãn hoặc ghi nhận sự thay đổi sao cho phù hợp.
Không chỉ riêng Việt Nam, rất nhiều quốc gia xem Đại học chính là cánh cửa quan trọng cho cuộc đời mỗi người. Dưới áp lực này, không ít người đầu tư cho công cuộc đèn sách, biến kỳ thi trở thành một "cửa ải" khó nhằn.
Các kỳ thi tuyển sinh Đại học luôn được xem là những trận chiến thật sự khốc liệt cho dù chúng nằm ở Quốc gia nào, đặc biệt tại các nước Á Đông - nơi vẫn đề cao việc học hành và thi cử theo cách thức truyền thống.
Có nhiều kỳ thi được đánh giá là cực kỳ khắc nghiệt do tỷ lệ chọi cao. Các sĩ tử không những cần trang bị hệ thống kiến thức sâu rộng mà còn phải chuẩn bị một "tâm lý thép" để chịu được áp lực trước và trong kỳ thi.
Kỳ thi Tuyển sinh Đại học của Trung Quốc (Gaokao) được đánh giá là một trong những kỳ thi khắc nghiệt nhất với tỷ lệ chọi cực cao, đặc biệt ở những trường top đầu. Hàng năm, Trung Quốc ghi nhận khoảng 10 triệu học sinh tham dự kỳ thi, nhưng chỉ hơn 200.000 người được lọt vào các trường top đầu.
Gaokao có 3 môn thi bắt buộc là Toán, Tiếng Trung và Ngoại ngữ. Ngoài ra, thí sinh có thể chọn 3 môn tự chọn được chia làm 2 loại là Khoa học (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Nghệ thuật (Lịch sử, Địa lý và Giáo dục chính trị). Với độ khó cao, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức rộng và khả năng tư duy nhạy bén, các sĩ tử đã phải chịu rất nhiều áp lực.
Nhiều phương pháp kỳ lạ đã được các công dân xứ sở tỷ dân này áp dụng để tăng khả năng tập trung, giảm bớt những rủi ro không đáng có như uống thuốc tăng trí nhớ, uống thuốc tránh thai để làm chậm chu kỳ kinh nguyệt,....
Kỳ thi tuyển sinh Đại học tại Hàn Quốc có tên gọi Suneung - được xem là sự kiện có tính chất quan trọng hàng đầu do đất nước này rất coi trọng việc thi cử. Chính bởi lẽ đó, các công ty văn phòng làm việc muộn hơn để giao thông không ách tắc; các chuyến bay hạn chế tối đa để tránh làm ồn,...
Để chuẩn bị cho kỳ thi, học sinh Hàn Quốc đã phải bắt đầu hành trình từ năm 13 -14 tuổi và thậm chí dành tới 16 tiếng/ngày để học trong giai đoạn nước rút.
Sĩ tử khi đi thi sẽ phải trải qua các môn thi gồm: Quốc ngữ, Toán học, Tiếng Anh, học tự nhiên. Khoa học xã hội. Học sinh có thể chọn thêm môn ngoại ngữ 2 (tiếng Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập hoặc tiếng Việt)
Nhật Bản là một trong các quốc gia đang hứng chịu nhiều điều tiếng vì mức độ căng thẳng của kỳ thi tuyển sinh Đại học. Thậm chí, khoảng thời gian ôn luyện còn được gọi với cái tên "juken jigoku", có nghĩa là "địa ngục thi cử". Áp lực vô hình từ gia đình và xã hội khiến tỷ lệ tự tử vào mỗi kỳ thi tăng cao hơn bao giờ hết.
Kỳ thi dành cho thí sinh Nhật Bản thường gồm khá nhiều vòng. Senta Shiken là vòng thi đầu tiên được tổ chức vào giữa tháng 1 dành cho các em có nguyện vọng vào trường công lập và các trường của tỉnh/thành phố. Sau đó, học sinh còn phải tham gia thêm kỳ thi riêng của ngôi trường mình mong muốn theo học.
Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Ấn Độ (JEE) được ví von là "kỳ thi khó nhất thế giới" với tỉ lệ chọi cực kỳ cao do mong muốn đổi đời của các em học sinh. Nhiều trường tổ chức hẳn kỳ thi riêng để tuyển chọn tân sinh viên nhưng nổi tiếng nhất là kỳ thi vào 7 trường kỹ thuật hàng đầu với kỳ thi IIT - JEE.
Bài thi gồm hai hình thức Paper-I và Paper-II, thí sinh có thể chọn một trong hai hoặc cả hai. Hằng năm có khoảng 1,3 triệu thí sinh đăng ký dự thi nhưng chỉ có khoảng 10.700 người đủ điều kiện để theo học.
Ở Mỹ, học sinh tham dự bài thi GRE (Graduate Record Examination) để lấy điểm xét tuyển vào các trường Đại học. Đây là một trong những kỳ thi được thực hiện rộng rãi trên toàn cầu và luôn lọt top kỳ thi khó nhất thế giới ở hai hình thức là trực tuyến và ngoại tuyến.
Theo Educational Testing Service, nội dung thi của GRE bao gồm suy luận ngữ nghĩa, suy luận định lượng và viết phân tích. Thời gian làm bài thi là 3 giờ 45 phút.
Kỳ thi tú tài hay còn gọi là thi tốt nghiệp THPT (Bac) được coi là một nghi thức truyền thống quan trọng tại Pháp, thu hút sự tham dự của đông đảo các em học sinh mỗi năm. Hiện tại, "Bac" bao gồm 3 hình thức thi khác nhau và có thể chọn lựa: Chuyên ngành, tập trung vào các ngành nghề như mộc; Công nghệ - tập trung vào khoa học máy tính; Tú tài tổng quát.
Điều thú vị, môn học được yêu thích tại Pháp là Triết học, và môn học này cũng chiếm phần lớn trong đề thi mà các học sinh cần phải giải đáp.
Dù vậy, trong bối cảnh diễn biến đại dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp trên toàn cầu, các kỳ thi Quốc gia đều phải tạm hoãn hoặc ghi nhận sự thay đổi sao cho phù hợp. Đặc biệt, các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế thường được dùng rộng rãi để xét tuyển vào các trường đại học tnhư A-Level, SAT, ACT, IB… cũng đã được thông báo hủy nhằm đảm bảo an toàn tối đa.
Thành phố tổ chức buổi xét nghiệm tổng lực cho các sĩ tử bước vào kỳ thi sắp đến vào ngày 7/7.
Vì một định kiến sai lệch nào đó mà hầu như ai cũng cho rằng: Chỉ có thi đậu Đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT thì mới giỏi?
Cùng "tủ sâu" đề thi THPT Quốc gia với hội nhà giáo online dưới đây nha!
https://thuonghieuvaphapluat.vn/ky-thi-dai-hoc-tren-the-gioi-nuoc-nao-khac-nghiet-nhat-vz2279.html