Chế độ thai sản là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người lao động khi sinh con. Trong thời gian nghỉ sinh con, người lao động sẽ không được hưởng lương do người sử dụng lao động trả mà được hưởng các khoản trợ cấp theo chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội. Mức hưởng thai sản như sau:
Tiền trợ cấp một lần khi sinh con (tiền tã lót thai sản)
Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định:
Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Theo đó, mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Tính đến hết ngày 30/6/2024, mức lương cơ sở vẫn là 1,8 triệu đồng/tháng nhưng sang đến ngày 01/7/2024, lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng.
Mức trợ cấp một lần cho mỗi con của mỗi giai đoạn sẽ được tính như sau:
- Đến hết ngày 30/6/2024: Trợ cấp 1 lần/con = 1,8 triệu đồng x 2 = 3,6 triệu đồng.
- Từ ngày 01/7/2024: Trợ cấp 1 lần/con = 2,34 triệu đồng x 2 = 4,68 triệu đồng.
Lưu ý: Trong trường hợp vợ không tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng sẽ được khoản tiền trợ cấp một lần khi sinh con nêu trên.
Các khoản tiền được nhận khi người lao động nghỉ việc
Là đối tượng có phần yếu thế hơn trong quan hệ lao động, một trong những vấn đề được người lao động rất quan tâm khi nghỉ việc đó là họ sẽ được nhận về những khoản tiền nào?
Căn cứ BLLĐ năm 2019, người lao động nghỉ việc thì tùy trường hợp mà có thể được nhận các khoản tiền sau:
1 - Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, mọi người lao động đều được nhận khoản tiền này. Theo Điều 48 BLLĐ năm 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động (trong đó có tiền lương).
Hạn thanh toán này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày trong trường hợp đặc biệt như: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; chia, tách, hợp nhất,…
Như vậy, trong thời hạn nói trên, người lao động sẽ được chi trả tiền lương cho những ngày mình làm việc mà chưa được thanh toán.
Căn cứ Điều 46 BLLĐ năm 2019, trợ cấp thôi việc được chi trả cho người lao động đáp ứng đủ điều kiện sau:
- Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp (1), (2), (3), (4), (6), (7), (9) và (10) đề cập ở phần trước;
- Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
Theo đó, nếu đủ điều kiện thì mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Cụ thể:
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất
Theo Điều 47 BLLĐ năm 2019, người lao động nghỉ việc được trả trợ cấp mất việc làm khi có đủ các điều kiện:
- Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp (11);
- Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
Như vậy, nếu đáp ứng điều kiện, người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán trợ cấp mất việc làm cho mỗi năm làm việc bằng 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Cụ thể:
Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp
Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
- Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
Xem thêm: Trợ cấp mất việc làm: Điều kiện và mức hưởng mới nhất
4 - Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết
Theo quy định tại Điều 113 BLLĐ năm 2019, tùy vào đối tượng lao động và điều kiện làm việc thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động sẽ được nghỉ phép năm từ 12 - 16 ngày.
Trường hợp người lao động chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết mà phải nghỉ việc thì có thể được thanh toán tiền nghỉ phép năm theo khoản 3 Điều 113 BLLĐ 2019 như sau:
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Như vậy, cùng với tiền lương, người lao động sẽ được nhận tiền phép năm chưa nghỉ hết nếu do thôi việc hoặc mất việc làm.
Xem thêm: Quy định mới nhất về thanh toán tiền phép năm
Khác với các khoản tiền nói trên, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ do Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả, chứ không phải người sử dụng lao động. Tuy nhiên để được hưởng khoản tiền này, người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động.
- Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.
Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013, người lao động đủ điều kiện sẽ được trả trợ cấp thất nghiệp theo mức sau:
Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Trong đó: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Ngoài 05 khoản tiền đề cập ở trên, nếu hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể có ghi nhận thêm về các khoản tiền khác mà người lao động được nhận khi nghỉ việc thì người này cũng sẽ được hưởng thêm các quyền lợi đó. VIDEOTrên đây là thông tin về các khoản tiền được nhận khi nghỉ việc mà người lao động cần quan tâm. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Có tới 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động chính là căn cứ xác lập quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi hợp đồng lao động chấm dứt cũng là lúc người lao động phải nghỉ việc.
Điều 34 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã liệt kê cụ thể 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động gồm:
(1) - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường gia hạn hợp đồng với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ.
(2) - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
(3) - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
(4) - Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định, tử hình hoặc bị cấm làm công việc theo bản án, quyết định của Tòa án.
(5) - Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất.
(6) - Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
(7) - Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện.
(8) - Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
(9) - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
(10) - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp
(11) - Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
(12) - Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
(13) - Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.